Kinh nghiệm mở cửa hàng photocopy


0

Ngành công nghiệp in ấn không bao giờ ngừng phát triển khi nhu cầu của con người về văn bản giấy vẫn còn tăng cao. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay các máy in, máy photocopy đã phổ biến hơn với giá thành hợp lý thì nhiều người đã bắt đầu kinh doanh dịch vụ in, photo văn bản. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm mở cửa hàng photocopy của những người trong nghề, đã từng hoạt động lâu năm để các bạn tham khảo.

1. Chuẩn bị nguồn vốn

Vì mở một cửa hàng photocopy thì phải đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị nên vấn đề chuẩn bị và phân bổ nguồn vốn rất quan trọng, nếu bạn không biết cách sắp xếp hợp lý thì rất khó cân bằng chi tiêu – lợi nhuận sau này. Một quán photo không cần quá rộng nhưng phải đủ không gian để lắp đặt máy móc, khoảng 15 đến 20 mét vuông là đủ, giá thuê sẽ rơi vào 5-6 triệu một tháng, bạn nên ký hợp đồng 6 tháng liền để tránh những trường hợp nâng giá sau này. Tiếp đến là tiền mua máy móc, nếu ít vốn bạn có thể mua đồ cũ của những cửa hàng thanh lý, còn không thì mua hoàn toàn mới trong vòng 100 triệu đổ lại. Chi phí nhập nguyên liệu tiêu hao như giấy, mực in, bìa sách,… bạn nên mua trước số lượng cho 2 tháng trong khoảng 30 triệu. Nếu cửa hàng lớn, bạn có thể thuê thêm từ một đến hai nhân viên với mức lương dao động 3 – 4 triệu. Ngoài ra các chi phí như tiền điện, nước, trang trí cửa hàng thì tầm 20 triệu là đủ. Bạn cũng nên dành riêng một khoảng dự trù những rủi ro sau này.

2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

Với số vốn và các khoản phân bổ dự trù lúc này bạn mới tìm địa điểm phù hợp để mở cửa hàng photocopy của mình. Bạn nên tìm hiểu trước những đặc điểm của các khu vụ định chọn, về dân cư (thuộc tầng lớp nào: lao động, tri thức, sinh viên,…, thu nhập ra sao, thói quen,…), giao thông và tỉ lệ cạnh tranh. Đây là khâu rất quan trọng nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình phát triển, vì thế hãy dành thời gian khảo sát thật kỹ trước khi quyết định.

Một gợi ý là bạn có thể mở cửa hàng gần các trường đại học hay nơi tập trung đông sinh viên, vì đối tượng này có nhu cầu rất lớn trong việc in ấn giáo trình, bài luận,… hoặc gần những cơ quan nhà nước như công an phường, xã,…

3. Mua sắm, trang thiết bị máy móc

Công cụ chính để bạn làm việc khi mở cửa hàng photocopy là các thiết bị máy móc in ấn nên khi lựa chọn phải thật cẩn thận. Bạn cần mua ít nhất 2 máy vi tính để bạn với cấu hình đủ mạnh phục vụ việc chỉnh sửa văn bản và có cài các ứng dụng Microsoft như word, powpoint, excel,… bản mới nhất. Máy photocopy tối thiểu một chiếc, máy in màu một chiếc, máy xén điện một chiếc, tất cả nên chọn loại chất lượng tốt, thương hiệu có uy tín như Canon, Samsung,…

Vì làm việc với giấy tờ là chủ yếu nên nếu có thể thì bạn hạn chế lắp quạt máy công suất lớn, thay vào đó là quạt trần hoặc máy điều hòa, quạt thông gió. Khi lắp đặt máy móc cũng cần chú ý tránh những nơi ẩm thấp dễ gây hư hại cho thiết bị điện tử.

4. Tuyển nhân viên

Nếu cửa hàng của bạn lớn hoặc khi bạn không thật sự am hiểu về những kiến thức liên quan đến chỉnh sửa văn bản thì hãy thuê nhân viên. Khi tuyển nhân viên cần ưu tiên những người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm làm trong các quán photocopy, biết về tin học văn phòng, nếu có thể thì hãy tuyển những người có khả năng sửa những trục trặc đơn giản của máy móc. Hãy đăng tin rộng rãi trên mạng, dán tờ áp-phích, rải tờ rơi để có cơ hội tuyển được những người phù hợp nhất. Khi phỏng vấn đừng quên kiểm tra khả năng của ứng viên.

5. Chương trình tiếp thị

Thật ra kinh doanh cửa hàng photocopy thì mặt hàng không đa dạng như các ngành khác, việc triển các chương tình tiếp thị cũng đơn giản hơn rất nhiều. Đa phần nhiều chủ cửa hàng đều chọn cách áp dụng, khuyến mãi trong những ngày đầu khai trương. Bạn có thể giảm giá in ấn, tặng thêm trang photo.

Bài viết là một số kinh nghiệm mở cửa hàng photocopy mà chúng tôi muốn chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích cho quá trình kinh doanh của bạn.

Chúc bạn thành công!


Like it? Share with your friends!

0

0 Comments

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *